SẢN PHẨM NỔI BẬT
Hỗ trợ trực tuyến
Nghệ thuật thưởng hương trong văn hóa Nhật Bản
31/07/2018 15:00
Lịch sử hình thành của Hương đạo
Khi mới du nhập vào thị trường Nhật Bản, Hương Shoyeido – Hương Trầm chỉ được sử dụng trong các nghi thức của Thần đạo và Phật giáo. Sau nhiều thập kỉ, Hương Shoyeido được chính thức trở thành hương liệu được nhiều người ưa chuộng vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo bởi mùi hương thanh nhã, hài hòa. Tại thời điểm này, hương trầm tuy được sử dụng rộng rãi nhưng chỉ dùng trong giới quý tộc.
Loại gỗ hương trầm được tán rộng ra thành bột để làm các túi thơm cho vào người hoặc y phục, hay đơn giản là làm sạch không gian căn phòng. Loại hương được sử dụng khá phổ biến vào thời gian này là hương Neriko – hương có dạng viên, được pha chế từ trầm hương trộn với mật ong và một số nguyên liệu khác.
Sau thế kỷ XIII, việc sử dụng Neriko không còn thịnh hành nữa, người Nhật chuyển dần sang sử dụng mảnh gỗ trầm hương nguyên chất bởi hương thơm tự nhiên của nó. Cuối thời XVII hai nhà văn hóa là Sanjonishi Sanetaka và Shino Soshin đã chính thức tập trung phát triển một loại hình văn hóa mới đánh dấu mốc quan trọng của Hương Shoyeido đó là Hương Đạo.
Sang thế kỷ XVII thời Edo, hương đạo được phát triển mạnh mẽ trên thị trường Nhật Bản và được đông đảo người dân nơi đây sử dụng để phục vụ nhu cầu giải trí, tinh thần. Tại thời điểm này nhiều vật dụng cần thiết liên quan đến hương được ra đời như một dấu mốc đánh dấu sự phát triển về hương: những chiếc chén đốt trầm, hộp đựng bằng sơn mài hay được mạ vàng cùng kỹ thuật chạm khắc trang trí hoa văn khá cầu kỳ - sau này những sản phẩm này được gọi là đồ cắm hương.
Cũng tại thời điểm này, Hương đạo được phổ biến trong lòng người dân Nhật Bản một cách rộng rãi và phổ biến hơn. Không chỉ vậy, các lớp học về hương đạo được mở ra trên khắp đất nước Nhật. Văn hóa thưởng thức mùi hương phong nhã này đang dần trở nên thịnh hành tại xã hội Nhật Bản.
Không chỉ đơn thuần để ngửi, khi thưởng thức hương trầm, nhiều người dân Nhật còn cảm thụ thú vui xa hoa này bằng cách chơi trò chơi dùng khứu giác để đoán đó là mùi hương thứ mấy trong số những loại hương khác nhau được trưng bày. Nếu như mùi hương nào giống nhau sẽ được thể hiện bằng các vạch tương ứng.
Được đánh giá là trò chơi tiêu khiển trong thú vui văn hóa cung đình Nhật Bản, hiện nay, trò chơi này vẫn được gìn giữ như một nét truyền thống văn hóa của Nhật Bản. Do đó, sau khi nghe qua từng mùi hương, những người tham dự sẽ phân định từng loại hương, xuất xứ, lai lịch và đặc tính của loại hương đó.
Nhiều chuyên gia Nhật Bản còn đánh giá, hương đạo không chỉ đơn thuần là để ngửi mà còn là nghe hương. Để nhận biết các mùi hương khác nhau thật sự rất khỏ bởi mùi của chúng khá tương đồng nên đòi hỏi người thưởng thức phải tập chung thật sự cao độ. Khi thưởng thức hương đạo đòi hỏi không gian xung quanh phải tĩnh mịch, yên lặng, đồng thời không được để một đồ vật gì để tránh sự xao lãng, không ngửi được mùi thật của hương.
Cách nghe hương: Ngồi ngay ngắn, tâm hồn thư thái, tay phải cầm lư hương đặt vào lòng bàn tay trái sau đó giữ lư hương thật chặt để không bị lắc, khi đó bàn tay phải cần tạo thành hình ống khói để hương không bị bay ra ngoài. Tập trung thật cao độ, từ từ đưa lư hương lên nhẹ nhàng hít 3 lần thật sâu vào lồng ngực để cho làn hương nhẹ nhàng thấm qua khứu giác. Cứ thế lặp lại đối với từng loại hương.
Trải qua 500 năm nhưng cho đến nay nghi lễ hương đạo vẫn không hề thay đổi. Theo nhiều nghệ nhân Nhật Bản: “Khi thưởng thức hương xong bạn phải hỏi ông trời đây là mùi hương gì? Nhưng câu trả lời của ông trời chỉ là đây là mùi hương bạn đang thưởng thức. Do đó, những niềm vui nho nhỏ khi bạn thưởng thức đúng mùi hương chính là điều quan trọng hơn cả”
Các sản phẩm hương của Shoyeido được phân phối bởi Công ty TNHH VPP – Đại diện tại Việt Nam.
Địa chỉ: Phòng A218, Tòa nhà The Manor, đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 024 37940774
Website: vpp.net.vn