Trà đạo - đỉnh cao nghệ thuật ẩm thực của người Nhật Bản

22/08/2017 13:54

Được biết đến như một loại hình nghệ thuật trong văn hóa Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 12, trà đạo đã rất phát triển. Theo truyền thuyết, lúc bấy giờ, một vị cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật có tên Eisai (1141 – 1215) sang Trung Quốc tham vấn học đạo. Khi trở về, thiền sư đã mang theo một số hạt trà trồng trong sân chùa.

Thói quen uống trà có công dụng giúp thư giãn, sảng khoái tinh thần và củng cố sức khỏe. Sự hấp dẫn đặc biệt về hương vị đã thu hút người dân Nhật Bản đến thói quen thưởng trà. Nhiều tài liệu ghi chép lại cho rằng cách thức uống trà của người Nhật Bản cũng giống Trung Quốc, chủ yếu là thưởng ngoại phong cảnh, đối ẩm. Những vùng trồng trà thường diễn ra các cuộc thi (toucha) để tìm ra nguồn nguyên liệu ngon nhất.

Cuối thế kỷ thứ 15, một nhân vật có tên Murata Jukou – học trò của thiền sư Ikyu, thuộc phái thiền Rinzai lập nên trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha, gọi là wabicha, nghiêng về tinh thần và sự giản dị.

Nhãn

Cũng theo ý tưởng này, cuối thế kỷ 16, một người Nhật Bản khác có tên Senno Rikyu đã kết hợp việc uống trà với các triết lý thiền, tiếp tục lập nên cách uống mới và đặt tên cha no yuu. Sau này, cách thức pha và uống cha no yuu dần hoàn thiện, trở thành nghệ thuật, đổi tên thành sadou (hay còn gọi là chadou), nghĩa là trà đạo ngày nay.

Trong nghệ thuật trà đạo, hương vị của thức uống thực tế không đóng vai trò quan trọng như tên gọi. Chỉ một loại trà duy nhất dùng cho nghi thức là bột matcha, có vị đắng, thanh mát.

Theo cuốn Văn hóa học, đối tượng chính của trà đạo Nhật Bản chính là thao tác pha từ người thực hiện và cách uống của thực khách. Hầu như cả người pha và uống đều không quá quan tâm đến hương vị trà dù rất tôn trọng sản phẩm này. Điều quan trọng là hòa mình vào thiên nhiên mộc mạc, đơn sơ do họ tạo ra và để tâm trí tĩnh lặng.

Nhãn

Quá trình pha trà theo đúng chuẩn thực hiện một cách từ từ, bao gồm cả việc lau chùi dụng cụ và tinh thần luôn phải tập trung. Nước pha trà tuyệt đối không sử dụng loại đang sôi do hình thức thiếu đẹp mắt. Cách đúng nhất là phải đựng nước trong một bình thủy tinh hay nấu bằng ấm kim khí không nắp trên bồn than yếu với nhiệt độ 80-90 độ C.

Trải qua 3-4 lần pha mới bắt đầu cho ra đời sản phẩm và chuẩn bị rót ra tách mời khách. Một trong những lưu ý thường được giới trà đạo Nhật Bản chú trọng là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách bởi nó sẽ làm khác biệt về độ đậm nhạt hương vị trong tách tiếp theo.

Vì lẽ này, tất cả các tách đều được để trong khay, rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… lần đầu, sau đó tới lần hai với vòng ngược lại 4, 3, 2, 1. Người pha trà phải căn làm sao cho đủ đều đối với tất cả các vị khách. Để tăng thêm hương vị, người Nhật thường mời khách ăn kèm một vài loại bánh ngọt để làm tăng hương vị, nguyên liệu chủ yếu bằng đậu hoặc bột khoai, bột gạo.

Thời điểm tuyệt nhất để thưởng trà là buổi chiều tối, sau khi kết thúc ngày làm việc, thời tiết trở nên quang đãng dễ chịu, đồng thời cũng là lúc quần tụ bên gia đình. Ngày nay, việc uống trà cũng được thực hiện trong các buổi tiệc, lúc xem ca múa nhạc hay trình diện trong các sự kiện văn hóa.

                                                                                                           Nguồn: Du lịch - vnexpress.net


Một số sản phẩm hương gia tăng không gian đỉnh cao uống trà:

►   Hương sử dụng hằng ngày

►  Xiang Do

►  Đồ cắm hương

Thong ke