Những điều về thắp hương có thể bạn chưa biết

11/10/2017 18:21

Thắp hương là một trong những việc làm tâm linh mang ý nghĩa văn hóa của người Việt suốt nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên, suốt nhiều năm qua nhiều người vẫn chưa hiểu được hết ý nghĩa của việc thắp hương sao cho đúng cách nhất. 
Sau đây là một số thông tin về việc thắp hương mà bạn nhất định không nên bỏ qua.
 

Một số lưu ý khi thắp hương

Một số lưu ý khi thắp hương

Nên thắp hương mấy nén


Theo quan niệm của Phật giáo, hương là một trong 6 lễ vật tiến cúng (hương, hoa, đăng, trà, quả, thực). Nhiều người quan niệm về số nén hương cần dân nhưng hầu hết người ta thường dâng theo số lẻ. Ý nghĩa của việc thắp bao nhiêu nén còn mang nhiều ý nghĩa:
1 nén: chỉ có phần nhân ở đó nhằm duy trì bàn thờ hằng ngày
3 nén: nghi thức phổ biến nhất, tượng trưng cho tam tài: Thiên - Địa - Nhân (trời, đất và con người). Thông thường lễ gia tiên, giỗ, Tết không làm lễ lớn thì thắp 3 nén.
5 nén: ngũ hành tương sinh, hay dùng khi làm lễ lớn bố cáo thiên hạ như khai trương công trình, động thổ, lễ lớn của tổ tiên, của Quốc gia hay trong các đàn cầu cúng tiền tài…
7 nén: dâng hàng Thánh mẫu.
9 nén: dâng tới hàng Phật
Thông thường, vào ngày tết thường thắp rất nhiều hương, do đó, thay vì thắp 3 nén hương người ta chỉ cần thắp 1 nén là đủ.

Xem thêm: Phong tục thắp hương của người Việt có thể bạn chưa biết


Tư thế thắp hương 


Trước khi thắp hương nên sắp xếp mọi vật phẩm cúng một cách gọn gàng, êm xuôi sau đó thắp hương. Chú ý phong thái của bản thân cần đoan trang, liêm chính, trán vội. Ngoài ra, khoảng cách giữa chỗ đứng và bát hương phải vừa phải không được quá gần hay quá xa. Khi lấy hương cần thận trọng, nhẹ nhàng không để hương bị rơi vãi hay đổ xuống đất. Nếu vị trí bát hương không thuận tiện để cắm bằng 2 tay thì phải cắm bằng tay phải.


Xử lý hương tắt khi đang cúng


Hương tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Theo quan niệm xưa, khi cầu cúng nếu hương tắt ở phần trên là “thiên” liên quan đến bàn thờ, nóc nhà,.. phần giữa là “nhân” liên quan đến mồ mả, đất cát,... Đặc biệt, vào đêm giao thừa mà bị tắt thì năm đó làm ăn thất bát đủ đường xui xẻo. Nếu đang cúng mà hương tắt có thể để thế rồi châm lửa lại, đừng nên nhổ ra rồi cắm lại sẽ trở thành hương thừa và mất thiêng.


Lưu ý khi sử dụng hương


Sau đây là một số lưu ý khi sử dụng hương:
+    Dùng hương có nguồn gốc từ thiên nhiên, tránh hương làm từ chất hóa học, vừa ảnh hưởng sức khỏe bản thân vừa không thể hiện được lòng thành.
+    Nơi sử dụng: không hạn chế
+    Nơi cất trữ: nên để nơi cố định, khô ráo, sạch sẽ, tốt nhất nên để ở nơi có thể đậy kín, không để hương chưa đốt lên bàn thờ.
+    Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng không để hương rơi vãi hoặc đổ xuống đất.
+    Cần thường xuyên lau dọn bàn thờ hay vật thờ như thìa hương, lư hương, hộp hương
+    Khi đốt hương cần có tâm trạng bình tĩnh, ôn hòa tránh lo lắng, vội vã
+    Châm hương cần phải cung kính nếu có ngọn lửa cần dùng tay phẩy tắt lửa hoặc dùng hương vẩy lên xuống. Tuyệt đối không được dùng miệng thổi tắt lửa.

Xem thêm: Tầm quan trọng của hương trong cuộc sống tại Việt Nam

Những lưu ý về việc thắp hương không thể bỏ qua

Những lưu ý về việc thắp hương không thể bỏ qua


Nghi lễ thắp hương que tại nhà và tại chùa


Tại nhà:
1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
2. Cố gắng cầm hai tay cắm hương vào giữa bát hương, nếu đặt xa quá thì dùng tay phải. Tuy vậy nên bố trí bát hương sao cho có thể dứng cắm dễ dàng, không phải kiễng chân hay trèo ghế là tốt nhất.


Tại chùa
1. Sau khi đốt hương, dùng hai tay cầm lấy hương.
2. Dùng ngón giữa và ngón trỏ của hai tay giữ lấy hương, ngón cái tì vào cuối chân hương.
3. Đặt hương sát gần với tim, có ý nghĩa tượng trưng cho "tâm hương".
4. Để hương ngang mày, lễ kính, quán tưởng bảo tướng của chư Phật, Bồ tát hiện ra trước mắt tiếp nhận cúng dường.
5. Dùng hai tay cắm hương vào giữa lư hương.
 

Thong ke